INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL

Tỉnh Ha Tinh mời gọi đầu tư

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ từ 17°53’50’’ đến 18°45’40’’ vĩ độ Bắc và 105°05’50’’ đến 106°30’20’’ kinh độ Đông, phía bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông.

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Giới thiệu chung về tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Địa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối.

2. Thông tin chung về tỉnh Hà Tĩnh

- Vị trí địa lý: từ 17053’50’’ đến 18045’40’’ vĩ độ Bắc và 105005’50’’ đến 106030’20’’ kinh độ Đông.

- Diện tích: 5.991,18 km2

- Địa hình: đa dạng, có đủ vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.

- Đơn vị hành chính: Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, trong đó có 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 thị trấn, 21 phường và 229 xã.

- Dân số:1.288.866 người, mật độ dân số 215 người/km2

- Tài nguyên thiên nhiên: Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45%; có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ…và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài cá có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực,…

Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, than bùn, cao lanh, cát thủy tinh, thạch anh.

- Khí hậu: Hà Tĩnh có khí hậu gió mùa nóng ẩm mưa nhiều với hai mùa rõ rệt: mùa nắng (khí hậu khô nóng kèm theo nhiều đợt gió phươn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 24,70c đến 32,90c, nhiệt độ cao nhất lên đến 38,50c -400c) và mùa mưa (gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70c vào tháng 11,12).

3. Cơ sở hạ tầng

Sân bay: không

Cảng biển:

  Hà Tĩnh có 137 km đường bờ biển trải dài qua 5 huyện. Hệ thống cảng biển tại Hà Tĩnh khá phát triển với các cảng chính như sau:

- Cảng tổng hợp Vũng Áng: hiện tại đang khai thác 4 bến, trong đó có 2 bến thương mại, 01 bến chuyên dùng sản phẩm dầu của Tổng kho xăng dầu, 01 bến chuyên dùng nhập than của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Tổng công suất các bến là 5-7 triệu tấn/năm.

- Cụm cảng chuyên dụng Sơn Dương: được quy hoạch để chuyên phục vụ khu liên hiệp thép, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, công nghiệp đóng tàu biển. Khu bến chuyên dụng Sơn Dương hiện tại đang tiếp tục thực hiện định hướng quy hoạch, phục vụ cho liên hợp luyện kim và công nghiệp nặng khác, có 12 cầu cảng giai đoan 1+1 đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Trong đó có 02 cầu cảng S1, S2 đáp ứng tàu có tải trọng lên đến 200.000 DWT cập cảng. Hiện tại đang triển khai cầu cảng S3 đáp ứng tàu có trọng tải lên đến 200.000-300.000 DWT.

- Cảng Xuân Hải: là cảng vệ tinh cho Vũng Áng có khả năng tiếp nhận tàu từ 1.000-2.000 tấn. Lượng hàng hóa vận chuyển hằng năm thông qua cảng đạt trung bình 200.000 tấn.

+ Tầm nhìn đến năm 2030: Theo Quyết định 2368/QĐ-BGTVT về phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì tới năm 2020, cảng Vũng Ánh cần đầu tư xây dựng 6 bến cảng tổng hợp, 1 bến cảng công ten nơ, 1 bến cảng nhập than, 1 bến cảng tổng kho xăng dầu với tổng công suất là 18,5 triệu tấn/năm.

Hệ thống điện:

- Hiện nay Hà Tĩnh có 01 trạm biến áp 220kV là trạm 220kV Hà Tĩnh, công suất 2x125MVA; tuy nhiên Hà Tĩnh được cấp điện từ 2 trạm biến áp là trạm 220kV Hà Tĩnh và trạm 220kV Hưng Đông (125+250MVA tại Vinh - Nghệ An). Đối với tuyến đường dây 220kV thì Hà Tĩnh hiện có 08 tuyến đường dây 220kV chạy qua trên địa bàn tỉnh.

- Đối với trạm, đường dây 110kV: hiện nay có 07 trạm/10máy/356MVA bao gồm: trạm 110kV Thạch Linh (40+63MVA), trạm 110kV Linh Cảm (2x25MVA), trạm 110kV Kỳ Anh (25MVA), trạm 110kV Can Lộc (2x25MVA), trạm 110kV Vũng Áng (63MVA), trạm 110kV Hương Sơn (25MVA), trạm 110kV Cẩm Xuyên (40MVA).

Giá điện thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 quy định về thực hiện giá bán điện và giá điện hiện nay đang áp dụng theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa đối với hệ thống điện trước công tơ, Công ty Điện lực Hà Tĩnh và các HTX dịch vụ điện chịu trách nhiệm quản lý, kinh doanh, đầu tư và sửa chữa đối với đường dây và thiết bị công tơ thuộc trách nhiệm của khách hàng. Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa do khách hàng thỏa thuận với thợ điện (hoặc người khác) thực hiện.

Hệ thống cấp nước

Hiện nay Hà Tĩnh có 14 hệ thống cấp nước đô thị và 43 hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó có 36 công trình cấp nước nông thôn tập trung và 7 hệ thống đấu nối với công trình cấp nước sinh hoạt đô thị.

Các công trình xử lý và cấp nước khu vực đô thị, nông thôn có tổng công suất thiết kế là 101.100m3/ ngày và công suất thực tế là 86.430m3/ngày.

Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cấp nước và quản lý, sử dụng công trình nước sạch tập trung ngày càng thực hiện tốt, nhìn chung tỷ lệ người dân ở đô thị và nông thôn đã được sử dụng nước sạch ngày càng tăng. Năm 2018, có khoảng 97%người dân đã được sử dụng nước sạch.

Trong khu kinh tế Vũng Áng, hiện đang có 2 hệ thống cấp nước, trong đó một hệ thống mới được nâng cấp lên công suất 9.000m3/ngày, hệ thống còn lại phục vụ riêng cho nhà máy nhiệt điện có công suất 35.000m3/ngày. Các khu, cụm công nghiệp khác đều được cấp nước thông qua hệ thống nước dùng chung với hệ thống nước đô thị.

- Hệ thống xử lý chất (nước) thải:

+ Đối với chất thải: Hà Tĩnh hiện có 10 bãi rác, 6 lò đốt và 2 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động với công suất thiết kế là 700 tấn/ngày đêm.

+ Đối với nước thải: Trên địa bàn Hà Tĩnh hầu hết các khu vực đều không có hệ thống thoát nước hoàn thiện và đồng bộ. Nước thải sinh hoạt hiện đang là nguồn thải chiểm tỷ trọng cao trong tổng lượng nước thải phát sinh trên lưu vực.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất ngoài khu/cụm công nghiệp hầu hết cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc mới chỉ mới có hệ thống xử lý nước thải đơn giản. Phần lớn nước thải không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường do nước thải được xả ra các hệ thống thoát nước chung hoặc ra sông suối gây ô nhiễm môi trường cục bộ cho nguồn nước sông suối trong khu vực.

Giao thông vận tải:

- Đường bộ:Hệ thống đường bộ được xây dựng dựa trên 9 tuyến Quốc lộ và 10 tuyến tỉnh lộ với mạng lưới đường cấp huyện và cấp xã đảm bảo đủ kết nối trong địa bàn tỉnh, với các khu kinh tế trọng điểm và các điểm du lịch. Riêng hệ thống đường Quốc lộ và tỉnh lộ có chiều dài 850,03 km, trong đó đường Quốc lộ có tổng chiều dài 492,50km, đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 357,53 km. Các tuyến đường Quốc lộ và tỉnh lộ hình thành nên hệ thống trục dọc và trục ngang kết hợp với hệ thống đường GTNT tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể các tuyến Quốc lộ như sau:

+ Hệ thống trục dọc gồm: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15, Quốc lộ 15B.

+Hệ thống trục ngang gồm: Quốc lộ 8, Quốc lộ 8B, Quốc lộ 12C.

- Đường sắt:Hà Tĩnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với tổng chiều dài 71 km, khổ đường 1m và 8 ga đường sắt gồm: Yên Trung, Đức Lạc, Yên Sở, Hòa Duyệt, Thanh Luyện, Chư Lệ, Hương Phố và Phúc Trạch, các ga này chủ yếu là ga xép, trong đó chỉ có 02 ga (Yên Trung, Hương phố) dành cho hành khách, các ga còn lại dành cho vận tải hàng hóa.

4. Lực lượng lao động

Hà Tĩnh hiện có 01 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 06 trường Trung cấp và 24 trung tâm dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 20.000 lao động. Trong giai đoạn 2011-2017, lực lượng lao động trên địa bàn tăng đáng kể. Năm 2017, số lực lượng lao động đang làm việc và đóng góp vào nền kinh đạt 58,7% đã qua đào tạo thì sang năm 2018 lên đến 61%, cao hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước là 58,6%.

5. Hỗ trợ đầu tư

Lĩnh vực ưu tiên khuyến khích:nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, du lịch, dịch vụ, dự án xuất điện gió, điện sinh học, các dự án xử lý rác thải, nước thải tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các huyện, thành phố, thị xã.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

- Đối với các dự án KCN, CCN: Hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài khu, cụm công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu, cụm công nghiệp, Hỗ trợ dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp.

- Các văn bản pháp lý liên quan: Nghị quyết 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tỉnh Ha Tinh
Vị trí Bắc Trung Bộ
Diện tích  860,9 km
Dân số 1.869.322 người
GRDP 3,1410 tỷ USD
Thu nhập 2.437 USD/người
Doanh nghiệp  10.986 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 64,81

Gửi liên hệ