INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL

Tỉnh Kien Giang mời gọi đầu tư

Khánh Hòa có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, du lịch, giao thương hàng hóa, thu hút đầu tư, chất xám, nguồn nhân lực và công nghệ. - Ở vị trí trung tâm các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. - Nằm trên trục giao thông Bắc Nam cả về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không; Cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía Nam và thành phố Đà Nẵng 530 km về phía Bắc. - Đường biển của Khánh Hòa – Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế (thuận lợi phát triển cảng biển, tận tải hàng hóa

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông- Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.

Diện tích: 6.346,3 km2

Dân số: 1.687.900 người

Địa hình: Là tỉnh đồng bằng nhưng ở Kiên Giang có tất cả các loại địa hình núi, rừng, biển, đảo

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Rạch Giá), 1 thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện (Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, U Minh Thượng.

 

2. Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha. Đất ở Kiên Giang phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang có 200km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2. Ngoài ra, Kiên Giang có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…

Tài nguyên du lịch: Kiên Giang có nhiều địa danh thắng cảnh và địa danh lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc, đảo Hà Tiên,…. Khí hậu quanh năm không nóng, không lạnh, cảnh quan rất đẹp với nhiều núi non, hang động, chùa chiền, có nhiều hòn đảo gần xa,… rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch.

Tài nguyên con người: Lao động trong độ tuổi có hơn 934.000 người chiếm 58,31% dân số, trong đó có khoảng 80% đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông khá thuận tiện với 3 loại hình đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Về đường bộ, có 316km quốc lộ, 217km tỉnh lộ và hàng trăm km đường nội tỉnh.Về đường thủy, trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài các tuyến là 2.409km.Hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng trong vận tải hàng hóa giao lưu với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống cảng biển như: Rạch Giá, Hòn Chông, Hà Tiên, Dương Đông, An Thới. Về đường hàng không.

Hệ thống điện: Ngoài việc sử dụng lưới điện quốc gia, do điều kiện đặc thù có nhiều hải đảo và nhà máy sản xuất xi măng nên tỉnh đã xây dựng một số máy phát điện Diesel với tổng công suất hơn 46 MW, như nhà máy Sao Mai 33 MW, nhà máy xi măng Hà Tiên 7,5 MW, đảo Phú Quốc 4 MW và các máy phát điện nhỏ ở đảo Thổ Châu, An Sơn…. Tổng công suất nguồn điện tự phát đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 80 MW.

Hệ thống nước: Tỉnh đã triển khai thực hiện các dự án lớn về cấp nước đô thị, đến 2005 đạt tổng công suất 53.000m3/ngày, thị xã Hà Tiên 8.000m3/ngày và Phú Quốc 10.000m3/ngày. Ở các thị trấn Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận đang xây dựng nhà máy nước công suất 1.000m3/ngày

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các nhà đầu tư.

 

Hệ thống Khu công nghiệp: Kiên Giang có 05 KCN với tổng diện tích 759 ha, gồm các khu sau: KCN Thạnh Lộc 250 ha, KCN Thuận Yên 141 ha, KCN Xẻo Rô 200 ha, KCN Tắc Cậu 68 ha, KCN Kiên Lương II 100 ha.

Tỉnh Kien Giang
Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích  3.348,8 km
Dân số 1.723.067 người
GRDP tỷ USD
Thu nhập USD/người
Doanh nghiệp  17.788 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 64,99

Gửi liên hệ