INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL

Tỉnh Long An mời gọi đầu tư

Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Diện tích: 4.493,8

Dân số: 1.438 500

Địa hình: Là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía Bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Tân An) và 13 huyện (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng).

                                                

2. Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên: Long An có diện tích đất tự nhiên 435.500 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 301.300 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 69.600ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra, Long An còn có nguồn tài nguyên khoáng sản như: than bùn ở Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh; đất sét và cát xây dựng.

Tài nguyên du lịch: Long An có nhiều di tích lịch sử như văn hóa Óc Eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc, nhà trăm cột tại Cần Đước,…Hiện nay, Long An có các dự án phát triển du lịch như Làng nổi Tân Lập, Lâm Viên Thanh Niên, Khu Láng Sen, Khu bảo tồn sinh thái rừng tràm...

Tài nguyên con người: Năm 2010, số lượng lao động của tỉnh là 976 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, tỷ lệ lao động qua học nghề 32%, tỷ lệ thất nghiệp 4,25%.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu là đường thuỷ và đường bộ. Về đường bộ, trên địa bàn tỉnh có một số tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ: 1, 50, 62. Mạng lưới giao thông đường thủy với quy mô 2.559 km. Ngoài ra các tuyến đường thủy nông thôn nhất là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng Đồng Tháp Mười.

Hệ thống điện: Toàn tỉnh có 100% xã có lưới điện quốc gia về đến trung tâm và có 92,7% hộ dân cư có điện thắp sáng. Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như Cty TNHH Giày Ching Luh(có công suất:25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing(có công suất 25MVA).

Hệ thống nước: Tỉnh và các huyện đều có nhà máy cấp nước. Nhà máy nước Tân An có công suất 15.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Gò Đen với công suất 3.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Bình Ảnh với công suất 15.000m3/ngày đêm(đang triển khai thi công).

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Có đầy đủ các dịch vụ internet, đầy đủ các mạng điện thoại; các huyện, xã đều có trung tâm bưu chính viễn thông.

Hệ thống Khu công nghiệp: Long An hiện có 20 KCN là Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Nhựt Chánh, Thạch Đức, Tân Bửu – Phúc Long, Bắc An Thạnh, Cầu Tràm, Cầu cảng Phước Đông, Nam Tân Lập, Bắc Tân Lập, Long Hậu, Tân Kim, Đức Hòa 1, Xuyên Á, Đức Hòa 3, Tân Đức, Đức Hoài Đông, Thái Hòa, An Nhật Tân, Tân Thành.

 

3. Hỗ trợ đầu tư

Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư trọng điểm: hạ tầng giao thông; khu kinh tế cửa khẩu; cấp nước, xử lý chất thải, nước thải; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; dân cư, giáo dục - dạy nghề; du lịch.

Tỉnh Long An
Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích  4.490,2 km
Dân số 1.688.547 người
GRDP 5,355 tỷ USD
Thu nhập 3.160 USD/người
Doanh nghiệp  19.386 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 68.82

Gửi liên hệ