INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL

Tỉnh Son La mời gọi đầu tư

Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.

Diện tích: 14 174, 4

Dân số: 1.083.700

Địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mặt biển. Địa hình chia cắt sâu và mạnh bởi các dãy núi cao. 3/4 diện tích tự nhiên của Sơn La là đồi núi và cao nguyên (Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu cao 1.050 m và Nà Sản cao 800 m).

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Sơn La) và 10 huyện (Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Phú Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp).

 

2. Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên: Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố. Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu). Sơn La còn là tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản. Toàn tỉnh có trên 150 mỏ và khoáng sản. Trong đó có những mỏ khoáng sản quý như: niken, đồng, bu tan,,manhêzit, than, vàng, thủy ngân, sắt…

Tài nguyên du lịch: Sơn La có nhiều danh lam thẳng cảnh nổi tiếng như Hang Dơi (huyện Mộc Châu), Thẩm Tá Toong (Thị Xã Sơn La), hang Thượng Thiên (Thị Xã Sơn La). Ngoài ra tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử như Nhà ngục Sơn La với cây đào Tô Hiệu, cây đa Bản Hẹo (Thị Xã Sơn La), pháo đài Dua Cá, cầu Đá (Mường La)…

Tài nguyên con người: Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, toàn tỉnh có trên 635 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó, lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 85%.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 279. Ngoài ra, có thể đến Sơn La bằng đường hàng không từ sân bay Nội Bài đến Nà Sản, hoặc bằng đường thủy theo tuyến Hòa Bình – Sơn La (Cảng Tà Hộc). Đường giao thông từ thị xã Sơn La đến trung tâm tất cả các huyện và đến Hà Nội đảm bảo thông suốt 4 mùa..

Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư đến 11/11 huyện, thị với 201 xã phường. Năm 2005, Chính phủ quyết định khởi công xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, công trình thủy điện có quy mô lớn nhất nước. Dự kiến, đến năm 2012 sẽ phát điện tổ máy đầu tiên và đến năm 2015 sẽ hoàn thành kết thúc công trình

Hệ thống nước: Tỉnh đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng Nhà máy nước Mai Sơn công suất 4.800 m3/ngày đêm, Nhà máy nước Thành phố Sơn La có công suất 12.000 m3/ngày đêm và đầu tư hệ thống cấp nước các thị trấn, các công trình cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư, các trung tâm cụm xã. Hiện đang triển khai dự án cấp và xử lý nước thải tại Mộc Châu.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thành phố Sơn La và trung tâm các huyện đã có hệ thống vi ba có thể gọi điện hoặc dịch vụ truyền tin, dữ liệu trong nước và thế giới, 100% số xã có điện thoại. Các trung tâm thành phố, các huyện dọc quốc lộ 6 đã có các mạng di động và được phủ sóng điện thoại di động.

Hệ thống Khu công nghiệp: Tỉnh Sơn La có 01 KCN là KCN Mai Sơn, diện tích 150 ha, được xây dựng tại xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn.

Tỉnh Son La
Vị trí Tây Bắc Bộ
Diện tích  14.123,5 km
Dân số 1.248.145 người
GRDP tỷ USD
Thu nhập USD/người
Doanh nghiệp  5.486 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 63,38

 

Gửi liên hệ