INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL
Chủ đầu tư:Công ty cổ phần An Việt Hòa Bình
Vị trí dự án:
Tính từ trung tâm Hà Nội lên đến KCN Yên Quang khoảng 40 km theo đường cao tốc Hoà Lạc. Hoà Bình có vị trí địa lý quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền giữa miền xuôi với miền Tây Bắc trên trục kinh tế Hà Nội – Hà Đông - Hoà Bình – Mộc Châu – Sơn La – Lai Châu.
Khu vực Quy hoạch xây dựng KCN Yên Quang thuộc xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, nằm về phía Đông Nam đường cao tốc Láng - Hoà Lạc kéo dài. Khu đất quy hoạch có diện tích 201,1 ha. Vị trí quy hoạch KCN có lợi thế rất lớn để thu hút các nhà đầu tư do tiếp giáp trực tiếp với khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng như thành phố Hà Nội mở rộng. Hiện nay KCN Yên Quang được đánh giá là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Ranh giới khu đất như sau:
- Phía Bắc giáp đường Láng Hoà Lạc - thành phố Hòa Bình và khu đô thị Yên Quang của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội;
- Phía Nam giáp Khu đô thị sinh thái Yên Quang của cùng công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khu Công nghiệp - Đô thị Việt Nam, và một phần Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng rừng tại xóm Rủ, xóm Mè, xã Yên Quang của Công ty Cổ phần ROYAL LAND;
- Phía Đông giáp Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng rừng tại xóm Rủ, xóm Mè, xã Yên Quang của Công ty Cổ phần ROYAL LAND;
- Phía Tây giáp đường cao tốc Hoà Lạc - thành phố Hòa Bình.
Về dân số và lao động:
Có khoảng 320 hộ dân sống trong khu vực quy hoạch, trong đó có 120 hộ dân nằm trong phạm vi quy hoạch KCN giai đoạn I. Nghề nghiệp chính của các hộ dân là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành nghề khác. Nhân dân trong vùng có ý thức chấp hành tốt mọi chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua nhiều buổi làm việc với chính quyền và nhân dân địa phương cho thấy kết quả tuyệt đại đa số các hộ dân ủng hộ chủ trương xây dựng KCN Yên Quang. Đây vừa là động lực để phát triển KTXH của khu vực, vừa là cơ hội để tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư trong vùng.
Về các dự án chuẩn bị đầu tư liên quan:
- Đường cao tốc Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình;
- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 6 – Bộ Giao thông vận tải.
- Dự án Sân Golf Phúc Tiến 469,77ha được xây dựng trên địa bàn xã Phúc Tiến và Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Dự án Khu đô thị Yên Quang của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội;
- Dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp trồng rừng tại xóm Dủ, xóm Mè, xã Yên Quang của Công ty Cổ phần ROYAL LAND;
- Khu đô thị sinh thái Yên Quang được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khu Công nghiệp - Đô thị Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông: có hệ thống trục chính và hệ thống giao thông trục nội bộ
Nguồn điện: lưới điện quốc gia và nhà máy điện dự phòng
Thông tin liên lạc: có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ đảm bảo liên lạc trong nước và quốc tế dễ dàng bao gồm điện thoại, điện thoại di động, fax và internet
Ưu đãi đầu tư
- Thành phố Hòa Bình thuộc mức lương lao động vùng 3.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các dự án thông thường: thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm, miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Một số lĩnh vực được ưu tiên: hoặc thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5-9 năm; hoặc áp dụng thuế 10% đến miễn thuế cho cả đời dự án. (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP)
- Tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất 7-15 năm (Nghị định số 46/2014/NĐ-CP)
- Ưu đãi khác: Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sử dụng từ 10 lao động địa phương trở lên được tỉnh Hòa Bình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi lao động địa phương.
Đánh giá về hiệu quả dự án:
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Quang không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn nhằm đem lại hiệu quả tích cực và lâu dài về mặt kinh tế xã hội. Dự án sẽ đóng góp vào thu nhập GDP của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của cả nước nói chung trong những năm hoạt động của dự án. Thông qua hoạt động cho thuê hạ tầng KCN dự án đem lại các khoản đóng góp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:
- Đóng góp của dự án vào Ngân sách Nhà nước được thể hiện trực tiếp qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN của chủ đầu tư và đặc biệt quan trọng là đóng góp gián tiếp qua thuế doanh thu và thuế lợi tức từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê đất trong KCN để sản xuất kinh doanh.
- Thúc đẩy tiến bộ về khoa học và công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế khu vực và trong cả nước.
- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực, thực hiện tốt chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp cũng như lao động công nghiệp, giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp và lao động nông nghiệp.
Khu công nghiệp đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một KCN sản xuất với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao cấp đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Khi hàng hóa sản xuất trong nước phát triển, chất lượng nâng cao sẽ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, giảm lượng nhập khẩu hàng hóa dẫn đến khả năng tiết kiệm ngoại tệ.Chính sách ưu đãi: Mọi nhà đầu tư đều được hưởng các chính sách ưu đãi chung theo quy định của Chính phủ: chính sách ưu đãi về thuế TNDN; Thuế xuất nhập khẩu; Chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước; Chính sách về thu tiền sử dụng đất; Chính sách về thế TNCN; Chính sách ưu đãi khi đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động