INTERNATIONAL INVESTMENT
AND PORTAL
1. Giới thiệu
KCN Khánh Cư có quy mô với diện tích quy hoạch tương đối nhỏ là 67 ha được thành lập theo văn bản số 1499/TTg-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, KCN Khánh cư nằm ở địa phận Xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Khánh Cư là Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng sông Đáy
Khu Công nghiêp Khánh Cư được định hướng phát triển là khu công nghiệp đa ngành, gồm công nghiệp cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm...
2. Vị trí địa lý và giao thông
Khu công nghiệp Khánh cư có vị trí tương đối thuận lợi:
· Khu công nghiệp Khánh Cư cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 8km các thành phố Hà Nội 100km, sân bay Quốc tế Nội Bài 120km, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội
· Đường bộ: KCN Khánh Cư nằm bám đường liên huyện 481, gần đường Quốc lộ số 10 (Nối các tỉnh công nghiệp phía bắc Quảng Ninh Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình (cách 200m), phía Bắc bám đường Bái Đính – Kim Sơn, thuận tiện cho giao thông đường bộ.
· Đường thuỷ: Phía Bắc (toàn bộ chiều dài KCN) giáp sông Đáy, vị trí thuận tiện cho việc mở cảng đường thuỷ để vận chuyển hàng hoá.
· Quốc lộ 10- Đường giao thông cao tốc nối khu công nghiệp Khánh cư tỉnh Ninh Bình với các tỉnh khác
3. Cơ sở hạ tầng và các tiện ích khác
Hệ thống cấp điện, cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải… được đầu tư đồng bộ và hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư tham gia đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp.
Huyện Yên Khánh có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho nên đã xây dựng được rất nhiều cảng sông thuận lợi cho phát triển công nghiệp:
· Cảng Đò Mười: tại xã Khánh Thành, Yên Khánh.
· Cảng Khánh An: tại phía hữu sông Đáy, thuộc xã Khánh An huyện Yên Khánh Cảng Xanh: xã Khánh Thiện- huyện Yên Khánh.
· Các bến cảng sông khác: bến Khánh An, bến Khánh Hoà (sông Vạc)
· Cảng trên sông Đáy thuận tiện cho khu công nghiệp Khánh cư tỉnh Ninh Bình
4. Nhà đầu tư tham gia tại khu công nghiệp
Với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều ưu đãi đặc biệt, KCN Khánh Cư đã thu hút nhiều nhà đầu tư có uy tín trong và ngoài nước tham gia, tiêu biểu như:
· Công ty Cổ phần cơ khí lắp máy LILAMA: chuyên về chế tạo kết cấu thép, sản phẩm bao gồm: Các thiết bị chính cho dây chuyền sản xuất xi măng công suất 2.500 tấn clinker/ ngày trở lên, máy nghiền các loại, lọc bụi tĩnh điện; Chế tạo các thiết bị chính trong các nhà máy nhiệt điện than công suất 50 MW trở lên; Chế tạo thiết bị và kết cấu thép công suất 10.000 tấn/ năm.
· Hay dự án Nhà máy kính nổi CFG của Tập đoàn INDEVCO (Nhật Bản góp vốn): Nhà máy được khởi công tháng 12.2016, ngày 21.10.2017 chính thức làm lễ đốt lò Nhà máy có tổng mức đầu tư trên 4.000 tỉ đồng. Công suất thiết kế 1.200 tấn kính thành phẩm/ngày: Sản phẩm của nhà máy bao gồm kính nổi, kính trắng trong suốt không màu, kính màu, kính mạ phản quang và kính mạ Low - E tiết kiệm năng lượng trực tuyến trên dây chuyền, kính dán an toàn. Sản phẩn của nhà máy đạt tiêu chuẩn châu u EN 572 2 2012 và tiêu chuẩn Nhật Bản JISR 3200 – 2015; tạo việc làm cho 1000 lao động.
5. Thời gian hoạt động và chi phí đầu tư tại khu công nghiệp
Thời gian dự án:
· 50 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư.
· Nhà đầu tư có thể thuê lâu dài hoặc chuyển nhượng, đầu tư
· Trong quá trình thuê nhà đầu tư có thể cho thuê lại hoặc chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác
· Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (căn cứ Quyết Định Số: 28/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh NB)
Chi phí đầu tư(căn cứ Quyết Định Số: 28/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình)
· Thuê đất: tiền thuê đất được miễn 3 năm; tiền sử dụng đất được giảm 20%.
· Đơn giá thuê đất đối với sản xuất sản phẩm công nghệ cao; các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được tính tỷ lệ tiền thuê đất ở mức thấp nhất là 0,75% nhân với (x) giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và được ổn định 5 năm (căn cứ quyết định…)
6. Ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp
Về lĩnh vực ưu đãi đầu tư:
· Các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao:
· Ngành công nghiệp hỗ trợ: Tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp, phụ tùng điện - điện tử ô tô như: (dây điện khoang động cơ, dây điện chiếu sáng, tín hiệu, Audio, dây điện dưới sàn xe, dây điện bên trong xe, đầu DVD, màn hình...). Đầu tư xây dựng các ngành sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện, phụ tùng nhựa cho các loại ô tô như: Động cơ; hộp số; ca bin; thùng vỏ; cao su như: săm lốp, cần gạt nước …
· Ngành công nghiệp chế tạo: áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, có ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC trong chế tạo, tập trung vào một số ngành công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác: sản xuất thép chất lượng cao phục vụ ngành chế tạo cơ khí chính xác…
· Lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghiệp: Các dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng nhà ở công nhân; xây dựng nhà xưởng cho thuê với mục đích sản xuất công nghiệp; dự án khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở bờ đê, bờ sông, bờ biển...
Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật:
· Các công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp
· Đường giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
· Hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng đến hàng rào công trình để bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.
· Các công trình trong hàng rào khu công nghiệp: Công trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp sau khi triển khai xây dựng xong công trình xử lý nước thải, chủ đầu tư được tỉnh hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với công trình xử lý nước thải cho mỗi khu công nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng.
7. Nguồn lao động của khu công nghiệp
Theo thống kê, năm 2019 dân số tỉnh Ninh Bình là 1,12 triệu người, đây sẽ là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho các KCN trên địa bàn tỉnh.
Giá nhân công: giá tham khảo 200-500 USD/người/tháng.
Không những vậy, tỉnh Ninh Bình còn rất chú trọng đến việc phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Trong đó có 05 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 9cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích xã hội hóa trong giáo dục nghề nghiệp.Nhìn chung các cơ sở đã tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nghiệp cho lao động trên địa bàn toàn tỉnh.